Bu lông neo
Bu lông neo được mô hình giống với quy trình của bu lông kết cấu. Một đầu của bu lông cố định trong khối bê tông. Chiều dài của bu lông – Lb, dùng để tính toán độ cứng là tổng các: nửa chiều dày đai ốc, chiều dày vòng đệm – tw, chiều dày bản đế – tbp, chiều dày lớp vữa – tg, và chiều dài neo vào bê tông ước chừng là 8d với d là đường kính bu lông. Hệ số 8 có thể điều chỉnh trong phần Code setup. Giá trị này tuân theo Phương pháp thành phần (Component Method – EN1993-1-8), chiều dài neo vào trong bê tông có thể hiệu chỉnh trong phần Code Setup. Độ cứng chịu kéo được tính như sau k = E.As / Lb. Biểu đồ tải – biến dạng của bu lông neo được thể hiện trong hình sau. Các giá trị theo ISO 898:2009 được tóm tắt trong bảng và trong công thức bên dưới.
Biểu đồ lực – biến dạng của bu lông neo
\( F_{t,el} = \frac{F_{t,Rd}}{c_1 c_2 – c_1 + 1} \)
\( k_t = c_1 k \); \( c_1 = \frac{R_m – R_e}{\left( \frac{1}{4} A – \frac{R_e}{E} \right) E} \)
\( u_{el} = \frac{F_{t,el}}{k} \); \( u_{t,Rd} = c_2 u_{el} \); \( c_2 = \frac{AE}{4R_e} \)
Với:
- A – chiều dài giãn
- E – mô đun đàn hồi
- Ft,Rd – độ bền chịu kéo của thép neo
- Rm – cường độ chịu kéo cực hạn
- Re – cường độ chảy dẻo
Độ cứng của bu lông neo được tính giống như độ cứng của bu lông chịu cắt
Bu lông neo với bản mã
Có thể kiểm tra bu lông neo với bản mã như một giai đoạn thi công trước khi đổ vữa vào chân cột hay trạng thái cố định của cột. Bu lông với bản mã được thiết kế như phần tử thanh chịu: lực cắt, mô men uốn và lực nén hoặc kéo. Phần neo được cố định ở cả 2 phía; một phía là 0.5*d bên dưới mặt bê tông, phía còn lại ở giữa bề dày tấm. Chiều dài biến dạng uốn (buckling length) được giả định bằng hai lần chiều dài cấu kiện thanh. Mô đun chống uốn dẻo được sử dụng. Các lực trong bu lông neo với bản mã được xác định bằng phân tích phần tử hữu hạn. Mô men uốn phụ thuộc vào tỉ lệ độ cứng giữa bu lông neo và tấm đế.
Bu lông với bản mã – xác định cánh tay đòn và chiều dài buckling; các điểm neo cứng là giả định an toàn